Chè dây hay trà dây là một loại thảo dược quý dạng cây leo, thường mọc trong rừng. Trong Đông y, cây chè dây được đánh giá rất cao bởi tác dụng kì diệu của nó trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu khoa học khẳng định về những công dụng của chè dây. Bài viết dưới đây thoibaokhoahoc sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh vật học của cây chè dây.

1. Nguồn gốc và phân loại

Chè dây (trà dây) còn có các tên gọi khác nhau như: thau rả, điền bổ trà, ngưu khiên ty, bạch diễm. Trong Đông y thường được gọi là Hồng huyết long hay Vô thích đằng…

Nguồn gốc

Chè dây là một loại cây dạng dây leo mọc hoang dại trong rừng, trên những khu vực địa hình đồi núi cao hiểm trở ở phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Theo suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử thì chè dây được các đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao Tây Bắc phát hiện và sử dụng đầu tiên. Họ thường hái toàn bộ thân cây và cả lá khi mà cây chưa ra hoa kết quả, sau đó thái nhỏ, phơi khô, đem sao qua rồi dùng hãm với nước đun sôi để uống hằng ngày.

Phân loại

Cây chè dây có tên khoa học là A.C.Planch

Theo cách phân loại khoa học, cây chè dây thuộc giới Plantae, bộ Vitales, họ Vitidaceae, loài A.cantoniensis.

2.Đặc điểm sinh thái cây chè dây

Cây chè dây có những đặc điểm tiêu biểu như sau:

Thân và cành:

Chè dây là một loại cây dạng dây leo thân mềm, cành hình trụ mảnh cuốn.Thân cây có chiều cao không quá 1m, chiều dài dây leo khoảng từ 2 – 3m và quấn vào thân, cành các cây khác.

Lá chè:

Lá trà dây có răng cưa gần giống lá kinh giới nhưng có viền màu tía. Phần mép răng có cưa, mặt lá nhẵn, màu rất nhạt, mặt trên xanh thẫm. Lá chè dây non màu thiên đỏ, càng già càng xanh.

Lá nhỏ như ngón tay, chiều dài mỗi lá khoảng 7 – 10cm. Lá mọc kép đối diện nhau, mỗi bên từ 7-12 lá, có nhiều nhựa trắng, nhựa càng nhiều thì tác dụng chữa bệnh càng tốt

Khi thu hoạch chè dây, lá chè sẽ chảy ra nhựa có màu trắng, phơi khô thì có nhiều chấm màu trắc như bị mốc, nhưng đó là nhựa của chè dây.

Hoa chè và quả chè: Hoa chè dây có màu trắng ngà hoặc vàng, mọc thành chùm, nhìn gần giống nụ hoa tam thất. Hoa cũng phân nhánh nhưng các nhánh không rõ ràng, chân nhánh ngắn, không rõ ràng. Cây chè dây ra hoa vào tháng 6 -7, bắt đầu có quả vào tháng 9. Quả màu đỏ và chỉ nhỏ như quả si.

3.Phân bố

Cây chè dây thường mọc hoang dại và sinh trưởng tự nhiên trên các vùng núi cao hiểm trở. Chè dây thích hợp nhất với khu vực có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, chè dây được tìm thấy tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng,…

Đất thích hợp nhất với cây chè dây là vùng đất đồi. Đất phải thoáng khí, tơi xốp, dễ thấm nước nhanh.

Hiện nay, chè dây rừng trở nên khan hiếm hơn trong khi đó nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao. Chè dây đã được nhiều doanh nghiệp, công ty dược phẩm đem về trồng và tiến hành nhân giống.

Đặc điểm cây chè dây chỉ phù hợp với khí hậu và đất đau của các vùng núi cao như: Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La… nên hầu như chỉ có những khu vực này mới canh tác được.

4.Đặc điểm sinh hóa của cây chè dây

Cây chè dây giàu chất flavonoid, có tác dụng rất tốt đối với bệnh dạ dày. Cây chứa hai loại đường là Glucase và Rhamnese. Thành phần hóa học của chè dây không chứa những nhóm chất độc hại như: alcaloid, saponin…

Trên đây là một vài thông tin về đặc điểm sinh vật học của cây chè dây. Đây là một loại cây có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.

Chè dây giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ, ngủ sâu và đặc biệt có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Bài viết khác

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *