Những cây đào chưng tết thường được mua với giá cao hàng chục triệu đồng, nếu sau tết bạn bỏ đi sẽ rất lãng phí, do đó bạn hãy tận dụng lại gốc cây để chăm sóc với những kỹ thuật trồng lại đào sau tết trong bài viết dưới đây nhé, chắc chắn bạn vẫn có một chậu cây cảnh đẹp, lạ để khoe sắc cho năm sau đấy.

1. Trồng lại đào sau tết

Những cây Đào để chơi tết luôn được người mua chọn lựa một cách kỹ càng về thế đứng, hình dáng cây to, cành phân bố đều và đẹp, vì thế, nếu không muốn mất đi một cây lộc xuân tốt như vậy, bạn nên tiến hành chăm sóc lại cây, để dành cho năm sau, vừa sang lại tiết kiệm được chi phí.

Khi bạn muốn trồng lại cây mới từ gốc cũ, thì nên áp dụng kỹ thuật trồng lại đào sau tết được những nhà vườn chia sẻ đó là: chọn loại đào cây còn tơ thì cây mới sống lâu, sinh trưởng tốt và dùng được nhiều năm mà hoa vẫn nở đều, đẹp, đậm màu. Bên cạnh đó, bạn phải cải tạo và tìm được loại đất thịt pha đất sét có độ PH trung bình từ 7 – 8% mới thích hợp để trồng cây.

Nơi trồng cây tốt nhất đó là ngoài vườn, cao ráo, nhiều ánh sáng, nếu không gian nhỏ hẹp có thể trồng trong chậu nhưng cần xử lý tốt khâu thoát nước, tránh tình trạng ngập úng làm chết cây. Sau tết bạn nên đem cây đi trồng luôn thì mới đảm bảo cây còn tươi, không héo. Thời gian chậm nhất là 15 tháng giêng âm lịch, khi trồng cây nhớ chỉ lấp đất vừa ngang cổ rễ, sau đó, nêm nhẹ đất từ xung quanh dồn cho chặt và tưới nhiều nước.

Kỹ Thuật Trồng Lại Đào Sau Tết Tại Nhà Thật Đơn Giản

2. Cách cắt tỉa cây đào sau tết

Bước quan trọng trong kỹ thuật trồng lại đào sau tết đó là khâu cắt tỉa cành, bạn nên chọn dụng cụ là kéo chuyên cắt tỉa cành cây, và thêm một vài vật dụng cần thiết khác như: cưa nhỏ bằng tay, kìm cắt tỉa, dao để chặt khi cần. Bạn nên lưu ý chọn những loại kéo chuyên dụng có độ sắc bén cao giúp việc tiến hành cắt tỉa trở nên đơn giản hơn tránh làm dập cành.

Khi trồng cây xong, bạn bắt đầu cắt cành, cắt bằng cưa tay, nhanh chóng và dứt khoát, một lần ăn ngay và phải cắt cành thật đau để những cành mới sinh trưởng nhiều, nở nhiều hoa hơn. Nếu như bạn không cắt đau, hay để lại cành già, xấu, đến xuân hoa chỉ nở ở phần ngoài đọt cành, rải rác và không đều màu.

Sau đó, bạn cứ tiếp tục cắt nhẹ cành cây vài lần trong một tháng, liên tục 5 tháng như vậy cho đến tận tháng 6 âm lịch thì dừng lại. Trong quá trình cắt sửa, bạn nên tiến hành tỉa thêm cành nhỏ và tạo hình cho cây đào, có thể giữ nguyên dáng cũ nhưng phải sửa lại cho chuẩn, hay tạo thêm hình tán cây mới, độc đáo hơn so với năm cũ.

3. Cách giâm cành đào sau tết

Giâm cành là cách chăm sóc đào sau tết được áp dụng đối với loại đào cành, phương pháp này tương đối đơn giản, dễ thực hiện và tỉ lệ thành công cũng cao hơn so với trồng đào cây. Tuy nhiên, cũng cần đến sự kỳ công, tỉ mỉ của người giâm để cho ra chất lượng tốt nhất.

Đầu tiên chọn cành: Bạn có thể lấy ở hai dạng cành là cành ngang hoặc cành đứng Với cành ngang lấy từ phía ngọn vào khoảng 20 -25 cm, cành đứng lấy từ ngọn khoảng 40 cm. Nên lấy cành vào sáng sớm, để trong bao mát tránh ánh sáng và phun nước vào miệng bao, bên trong bao để tránh mất nước. Sau đó, sử dụng hóa chất kích thích ra rễ cho cành giâm, những hóa chất bạn có thể mua tại cửa hàng chuyên bán và được hướng dẫn cụ thể về cách pha, trộn.

Tiếp theo, sử dụng những dụng cụ chứa cành giâm như: rổ, khay hay bồn chứa, lấy các cành đào giâm đã được chuẩn bị sẵn từ trước, nhúng phần đáy cành giâm vào hóa chất trong 3 – 4 giây, để hóa chất ngấm vào đáy cành, khi thấy cành cây khô thì cắm cành vào giá thể ngâm, để trong dụng cụ đựng, và đặt trong nhà, trùm kín bằng tấm nhựa. Riêng với kỹ thuật trồng lại đào sau tết này thời gian ra rễ của cây tùy thuộc vào sức sống của cành bạn chọn ban đầu, thông thường sẽ từ hơn 1 tháng đến 3 tháng.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc cây đào sau tết giúp bạn thêm tiết kiệm chi phí mà vẫn có được một chậu hoa đào ưng ý trong dịp xuân. Nhớ áp dụng ngay trong tết này nhé. Chúc bạn thành công.

Xem thêm: 

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *