Ngoài những vấn đề liên quan đến cách lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thì các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng hóa đơn cũng đang được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi hình thức sử dụng hóa đơn như hiện nay. Chính vì vậy trong bài viết này sẽ thống kê chi tiết các mức xử phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng hóa đơn.

Các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hoá đơn được quy định trong Nghị định số 109/2013 và được hướng dẫn vụ thể tại Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 của Bộ Tài chính. Theo đó, tuỳ theo mức độ vi phạm và phạm vi tác động của sai phạm đó mà mức phạt tiền có quy định khác nhau. Mức phạt thấp nhất là 200 nghìn đồng đối với hành vi không lập đủ các nội dung bắt buộc theo quy định, hoặc hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200 nghìn đồng trở lên cho người mua theo quy định. Mức phạt cao nhất đến 50 triệu đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi như: In hoá đơn giả, đặt in hoá đơn giả, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

hóa đơn

Việc xử phạt hành chính về hóa đơn phải căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm cũng như các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng.

Tiếp đó, một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn chỉ bị xử phạt một lần. Nếu như doanh nghiệp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn hoặc vi phạm hành chính về hóa đơn nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Thông tư 10/2014 và được bổ sung theo Thông tư 176/2016 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức xử phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.

Khi thực hiện phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ là ở mức trung bình của khung hình phạt quy định đối với hành vi đó.

Nếu trong trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì sẽ thực hiện áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. 

Một doanh nghiệp có thể phát hành tối đa bao nhiêu mẫu hóa đơn?

Mách kế toán cách tra cứu hóa đơn giá trị gia tăng

Nếu trong trường hợp có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên thì áp dụng mức hình phạt tối đa của khung hình phạt tiền. Nếu trong trường hợp có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì áp dụng mức tối thiểu của khung hình phạt.

Nếu trong trường hợp doanh nghiệp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì sẽ thực hiện bù trừ theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ.

 Như vậy có thể thấy, mức phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng hóa đơn lên đến 50 triệu đồng, thêm vào đó, các doanh nghiệp còn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác liên quan. Bên cạnh đó, uy tín, trách nhiệm của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa tình trạng vi phạm về quản lý và sử dụng hóa đơn thì các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định hiện hành về hóa đơn và các nghiệp vụ hóa đơn quan trọng gắn liền với công việc sử dụng hóa đơn.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *