Sơn lót Epoxy là một công đoạn không thể thiếu để giúp cho một công trình nhà xưởng trở nên hoàn hảo hơn. Sơn lót Epoxy là lớp sơn trung gian giúp lớp sơn phủ Epoxy kết dính tốt hơn trên bề mặt công trình. Có hai loại sơn lót trước khi thi công sơn Epoxy đó là sơn lót Epoxy và sơn lót Epoxy hai thành phần. Vậy sơn lót Epoxy và sơn lót Epoxy hai thành phần có gì khác nhau. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu dưới bài viết sau đây nhé.

1. Sơn lót Epoxy là gì?

Sơn lót Epoxy là lớp sơn trung gian được thi công trước khi sơn phủ nên nó có tác dụng giúp cho lớp sơn phủ kết dính tốt hơn trên bề mặt sàn bê tông, giúp cho lớp sơn phủ được bền đẹp hơn theo thời gian.

Có những tính năng nổi bật như sau:

Có độ bám dính cao, giúp tăng độ phủ và độ bền màu cho lớp sơn phủ epoxy phía trên.

Có khả năng ngăn chặn hiện tượng gỉ sét trên kim loại, sắt thép.

Có khả năng chống lại khả năng ăn mòn của axit, nước biển.

Tạo ra độ bằng phẳng tốt cho sàn bê tông, nhà xưởng trước khi sơn lớp sơn phủ.

Sơn lót Epoxy chủ yếu có màu đỏ, nâu đỏ hoặc màu ghi tuy nhiên có nhiều hãng sơn epoxy có thể sử dụng lớp sơn lót như một lớp phủ bên ngoài thì màu sắc của sơn lót cũng trở lên đa dạng hơn.

>> Xem thêm thông tin hữu ích về sơn nền nhà xưởng tại: https://sonjymec.com/son-nen-nha-xuong-epoxy.htm

2. Sơn lót Epoxy hai thành phần là gì?

Sơn lót Epoxy hai thành phần có cấu tạo gồm hai phần là phần sơn và phần đóng rắn được sử dụng để sơn sắt, thép, inox…giúp bề mặt chúng giàu tính thẩm mỹ và độ bền cao hơn.

Ưu điểm nổi bật của sơn lót Epoxy hai thành phần là: 

Sơn lót Epoxy hai thành phần có nhiều màu sắc, hơn nữa nó giúp bề mặt công trình bóng mịn tạo nên tính thẩm mỹ cao cho công trình.

Sơn lót Epoxy hai thành phần có tác dụng tăng độ bền cho bề mặt, chịu lực tốt và có khả năng chống mài mòn cao.

Sơn lót Epoxy hai thành phần có khả năng chống nước, hạn chế bụi tối đa nên dễ dàng vệ sinh, lau chùi.

Sơn lót Epoxy hai thành phần còn có khả năng chống tĩnh điện, chống ăn mòn axit.

So sánh sơn lót Epoxy và sơn lót Epoxy hai thành phần

So sánh về thành phần của sơn lót Epoxy và sơn lót Epoxy hai thành phần:

Sơn lót Epoxy gồm có thành phần chính là: chất kết dính, chất độn và dung môi

Chất kết dính: là một loại keo trong sơn có tác dụng giúp cho sơn lót bám chặt vào bề mặt thi công.

Chất độn: dùng để tăng độ bền màu, độ bóng, độ cứng của lớp sơn Epoxy phủ.

Dung môi: dùng để pha loãng sơn giúp thi công sơn dễ dàng hơn.

Sơn lót Epoxy hai thành phần gồm các thành phần chính là: Chuỗi nhựa amid, hạt nhựa Epoxy, chất độn (được sử dụng để cải thiện các đặc tính của lớp sơn phủ Epoxy như: độ bền màu, độ bóng và độ cứng của lớp sơn phủ Epoxy), dung môi (Đây là chất dùng để pha loãng sơn và hòa tan các vật liệu gốc Acrylic để quá trình thi công diễn ra dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn).

3. So sánh về quy trình thi công của sơn lót Epoxy và sơn lót Epoxy hai thành phần

Đối với sơn lót Epoxy:

Quá trình xử lý bề mặt cần sử dụng máy mài công nghiệp để tạo độ nhám và làm phẳng bề mặt, sau đó vệ sinh sạch sẽ bề amwtj khỏi cát sỏ, bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác.

Dùng bột bả để trám trét, sửa chữa những khuyết tật, khe hở trên bề mặt sàn.
Cần kiểm tra độ ẩm bề mặt trước khi thi công sơn lót Epoxy. Độ ẩm có thể thi công là dưới 14% thì tiến hành thi công lớp sơn lót đầu tiên. Khi lớp sơn lót thứ nhất đã khô thì thi công tiếp lớp sơn lót thứ 2.

Đối với sơn lót Epoxy hai thành phần:

Sử dụng máy mài công nghiệp để chà nhám bề mặt sắt, thép sau đó dùng chất tẩy rửa chuyên biệt để làm sạch bề mặt.

Đối với sơn lót Epoxy hai thành phần thì cần pha sơn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, khuấy đều thành phần A rồi đổ từ từ thành phần B vào và trộn đều hỗn hợp.

Nên thi công ít nhất 1 đến 2 lớp sơn lót để đạt hiệu quả cao hơn.

4. Khi nào nên sử dụng sơn lót và khi nào sử dụng sơn lót Epoxy

Sơn lót là một lớp sơn cần thiết trước khi tiến hành thi công sơn phủ Epoxy. Sơn lót được xem là lớp sơn trung gian giúp cho lớp sơn phủ bám dính tốt hơn trên bề mặt bê tông hay vật liệu kim loại. Ngoài ra sơn lót còn có tác dụng bao phủ bề mặt khiến cho bề mặt trở nên nhẵn, mịn hơn. Sơn lót liên kết với sơn phủ tạo ra một lớp màng ngoài bảo vệ chắc chắn cho bề mặt công trình. 
Với sơn lót Epoxy thì thường được sử dụng để sơn nền, sàn bê tông nhà xưởng, gara để xe, bệnh viện, sảnh trung tâm thương mại,…Còn sơn lót Epoxy hai thành phần thì thường được sử dụng để làm lớp lót có bề mặt sắt, thép, inox…ngăn chặn sự rỉ sét của sắt, thép hay inox tạo liên kết tốt cho lớp sơn phủ bám dính tốt hơn để tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt công trình.

Tùy từng loại bề mặt khác nhau mà bạn sử dụng loại sơn lót cho phù hợp với từng công trình giúp cho công trình đạt chất lượng tốt và tính thẩm mỹ cao.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn phân biệt sơn lót Epoxy và sơn lót Epoxy hai thành phần. Qua đó biết được tính ứng dụng của mỗi loại sơn lót để từ đó có thể lựa chọn được loại sơn lót Epoxy phù hợp nhất với công trình của mình.

>> Xem thêm: 

 

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *