Việc tiêm filler để làm đẹp hẳn không còn gì là mới lạ đối với những ai có mong muốn làm đẹp, cải thiện những khuyết điểm trên khuôn mặt như môi, mũi, má, kéo dài tuổi xuân…. đồng thời mang đến một vẻ đẹp hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiêm filler cũng cho ra hiệu quả như ý, có một số trường hợp tiêm filler xong thì bị cứng khiến bạn đang rất hoang mang. Vậy tiêm filler bị cứng thì phải làm sao? Hãy cùng đọc bài viết sau nhé!

Trước hết để biết hướng khắc phục tình trạng tiêm filler bị cứng thì bạn cần hiểu rõ tính nghiêm trọng và sự ảnh hưởng của nó đối với cơ thể. Thật ra nguyên lý của việc tiêm filler đó là quá trình dùng kim có đầu siêu nhỏ đưa hoạt chất axit hyaluronic vào môi để giúp cho vùng cần được tiêm ra hình dáng mong muốn (thông thường là đôi môi). Đây là loại hóa chất tự nhiên có độ tương thích cao với cơ thể nên đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do tác động nhẹ của đầu kim nên môi sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng tự nhiên như sưng nhẹ, bị cứng.

Thông thường sự sưng nhẹ, đơ cứng là phản ứng thông thường và sẽ mau chóng dần biến mất. Hầu hết các chị em đều gặp phải và được họ ghi nhận diễn ra như sau:

  • Khoảng 1 ngày sau khi tiêm, môi của bạn sẽ bị sưng phù nhẹ bởi lượng filler cần thời gian để thích nghi với cơ thể.
  • Khoảng ngày thứ 2, biểu hiện sưng sẽ dần giảm, mọi cảm giác ê đau đều biến mất. Lúc này, môi đang dần hình thành form do filler đã bắt đầu quen dần với cơ thể và phát huy công dụng tạo dáng cho môi.
  • Khoảng ngày thứ 4, hầu hết mọi biểu hiện kích ứng đều biến mất, môi bắt đầu mềm mại, ra dáng như ý và trông rất tự nhiên.

Như vậy, sau khi tiêm môi filler thì hẳn sẽ xảy ra một số biểu hiện thông thường như sưng đau, cứng phồng lên. Nhưng khoảng 3-4 ngày thì đôi môi trở về trạng thái tự nhiên đẹp hoàn hảo như mong đợi.

Tuy nhiên trong một số trường hợp mà mình nhận được thì không ít người sau khi tiêm filler bị cứng hơn 1 tuần vẫn chưa khỏi và kèm theo đó là những triệu chứng như đau nhức, sưng phồng. Đặc biệt là xuất hiện triệu chứng bầm tím, nổi mủ, cảm giác khó chịu. Vậy thì lúc này đây bạn nên đến ngay cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám. Vì các tình trạng này được xem là chuyển biến xấu, dễ khiến da bị hoại tử nhé.

Vậy nguyên nhân của việc tiêm filler bị cứng là gì?

Tình trạng tiêm filler xong bị cứng hay tiêm filler xong bị bầm tím, ngứa chủ yếu do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:

  • Do filler dùng để tiêm: Chất lượng luôn là yếu tố đóng vai trò then chốt quyết định kết quả thành công hay thất bại của phương pháp làm đẹp bằng filler. Bởi vì nếu dùng filler kém chất lượng thì trong đó sẽ có có chứa các chất hóa học độc hại gây ảnh hưởng xấu và gây hại cho da. Cũng chính vì vậy mà khi bạn sử dụng chất làm đầy filler kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ rất dễ khiến da bị kích ứng, sưng, bầm, tím, cứng thậm chí nặng hơn là bị hoại tử.
  • Tiêm filler quá liều: Mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau, do đó nếu bác sĩ không có kinh nghiệm để chẩn đoán dung lượng cần thiết để tiêm filler thì việc tiêm quá liều sẽ gây tác động đến các mao mạch. Tình trạng này sẽ khiến cho máu không được lưu thông đều, dẫn đến tình trạng da bị bầm tím, cứng đơ.
  • Tay nghề kỹ thuật viên kém: Tương tự như trên, do tay nghề của người thực hiện việc tiêm filler cũng có ảnh hưởng đến kết quả tiêm. Bởi vì vị trí tiêm filler là những vị trí nguy hiểm, nếu không cẩn thận tiêm filler trúng phải động mạch máu sẽ dẫn đến tình trạng máu khó đông, tích tụ lại tạo nên vết bầm, tím và da bị cứng, nặng hơn nữa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Công nghệ trang thiết bị chưa được vô trùng: Trang thiết bị, công nghệ thực hiện tiêm filler cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện. Nếu các trang thiết bị, dụng cụ dùng trong quá trình tiêm filler không được khử trùng, hay khử trùng chưa sạch sẽ khiến cho các vi khuẩn xâm nhập. Khiến da sau khi tiêm filler xong bị cứng, bầm và nhiễm trùng, gây ngứa.
  • Do chế độ chăm sóc sau khi tiêm: Quá trình chăm sóc da sau khi tiêm filler, cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiêm filler xong bị cứng, tím. Nếu bạn không kiêng cữ và chăm sóc da không đúng cách thì cũng dẫn đến tình trạng này vì thế bạn cần cẩn thận chăm sóc da thật kỹ sau khi tiêm filler, để giúp vết thương màu phục hồi và lành lại.

Cách xử lý tình trạng tiêm filler bị cứng, ngứa, bầm tím

Sau khi tiêm filler xong bị cứng, hay bị ngứa và bầm tím đi kèm, các bạn nên chú ý một số vấn đề sau để có thể giúp da giải quyết và khắc phục tình trạng này như:

  • Uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm hay những loại thuốc giảm đau sau khi tiêm filler theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng đá lạnh để chườm lên da tiêm filler giúp tình trạng cứng, bầm tím và ngứa thuyên giảm.
  • Kiêng cữ ăn các loại thực phẩm có chứa chất gây hại cho da sau tiêm filler như: hải sản, rau muống, thịt bò, thịt gà, nếp,… hay những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng có chứa chất kích thích.
  • Bổ sung vào cơ thể các dưỡng chất giúp vết thương mau lành và giúp da trở nên hoàn hảo như ý muốn bằng các loại trái cây, có chứa hàm lượng vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin E,…
  • Kết hợp massage nhẹ nhàng vùng da mới tiêm xong bị cứng, bầm và ngứa mỗi ngày, nhằm giúp tình trạng dịu đi và nhanh chóng loại bỏ hết tình trạng xấu này.
  • Đến các cơ sở thẩm mỹ, để bác sĩ hoặc chuyên viên thăm khám kiểm tra, giúp bạn khắc phục tình trạng một cách hiệu quả và nhanh chóng, an toàn cho da.

Ngoài việc biết được nguyên nhân của việc gây nên tình trạng tiêm filler bị cứng, ngứa, tím bầm cũng như cách khắc phục thì tốt hơn hết là bạn vẫn nên tìm cho mình một trung tâm làm đẹp, spa thật uy tín, chất lượng để có thể hạn chế tối thiểu việc phát sinh này nhé!

Xem thêm: Tiêm filler có những loại filler nào tốt nhất?

https://thoibaokhoahoc.com/mascara-dai-mi/

https://thoibaokhoahoc.com/bi-quyet-trang-tri-phong-khach-dep-ban-khong-nen-bo-lo/

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *