Cụ ông Kohei Jinno đã từng rất vui khi được góp công cho nước nhà bằng cách sẵn sàng chấp hành khi nhận được đề nghị giải tỏa nhà đang ở để phục vụ Olympic năm 1964. Nhưng thật trớ trêu thay, đến năm cụ ông 80 tuổi thì lại một lần nữa nhận được yêu cầu giải tỏa từ chính quyền để phục vụ Olympic 2020. Rõ ràng lúc này, cụ sẽ không thể thấy vui như lần đầu được nữa. “ Thật khó khăn để phải rời đi. Đây là nơi chúng tôi đã sinh sống gần hết cuộc đời này”, cụ ông Jinno tâm sự cùng Hãng tin Reuters – Tin tức Nhật Bản mới nhất với một tâm trạng buồn bực.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2013 khi chính phủ Nhật Bản quyết định giải tỏa khu phố Kasumigaoka có hơn 200 hộ gia đình đang sinh sống để phục vụ cho thế vận hội Olympic mùa hè năm 2020. Trong số những gia đình bị giải tỏa có rất nhiều người là người thân quen của cụ ông Jinno.

Cụ ông Kohei Jinno chia sẻ, ông muốn nhận được những lời thuyết phục dễ nghe từ chính quyền thay vì những yêu cầu với thái độ ép buộc gay gắt. Đây là lần thứ 2 vợ chồng ông phải chuyển đi vì thế vận hội Olympic. Lần đầu tiên là vào năm 1964, căn nhà của ông bị sàn phẳng để nhường chỗ cho một sân vận động và công viên phục vụ cho thế vận hội. Lúc đó cả gia đình ông phải đi thuê một phòng trọ chật chội và sống bằng nghề rửa xe. Một năm sau thì gia đình ông chuyển đến một khu nhà ở xã hội và mở lại cửa hàng bán thuốc lá.

Đến nay cụ ông đã 88 tuổi, cụ nhớ lại hồi được sống tại nhà cũ với nhiều kỷ niệm với mọi người xung quanh, không khí quanh khu nhà ông lúc nào cũng vui vẻ và náo nhiệt: “Tôi không bao giờ hết người nói chuyện. Tôi kê một cái ghế dài, vừa đủ cho 3 đến 4 người ngồi. Những đứa trẻ thường đến cửa hàng của tôi và đem theo bài tập về nhà và hỏi tôi khi gặp rắc rối”.

Năm 2013 chính quyền thành phố Tokyo thông báo giải tỏa khu phố, nhưng mãi đến năm 2016 cả nhà ông Jinno mới chuyển đi. Cả nhà ông chuyển đến một khu nhà ở xã hội khác, cộng đồng dân cư cũ thì mỗi người một nơi, ông Jinno than thở với tạp chí Reuters. Khi dời đi gia đình ông Jinno nhận được khoản trợ cấp 170.000 yên (khoảng 1.500 USD). Ông Jinno chỉ biết cười khi nhận tiền, vì với khoản tiền trợ cấp đó thì chưa đủ để lo chi phí để chuyển đi. Thực tế, số tiền trợ cấp phải lên đến 1 triệu yên thì mới đủ để để gia đình ông trang trải.

Cuối năm 2018, bà Yasuko, vợ của Jinno vì quá chán nản và cô đơn sau khi bị giải tỏa 2 lần đã qua đời ở tuổi 84. Cụ ông Jinno càng trở nên buồn bã và chuyển sang sống cùng con trai nhưng vẫn nhớ về khu phố cũ. Cứ vài tháng cụ lại quay trở về chốn cũ, nhưng giờ đây nơi đây đã là một sân động hiện đại và một công viên với biểu tượng Olympic.

Cuộc đời cụ như gặp phải định mệnh trớ trêu mang tên thế vận hội Olympic. Khi đã ở tuổi 88 và bị Olympic nào đảo lộn cuộc sống, cụ Jinno vẫn mong sự kiện sẽ thành công đặc biệt khi sự kiện diễn ra trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành.

Hãy cùng Trang web tin tức Nhật Bản cập nhật thông tin mới nhất qua các bài viết sau!

Có thể bạn quan tâm:

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *