Với thực trạng tỷ lệ người khuyết tật trong xã hội ngày càng tăng, nhu cầu dùng chân tay giả để phục hồi chức năng cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, việc chọn chân giả không hề dễ dàng như chuyện đi chợ lựa bó rau, thích thì chọn được ngay mà phải cân nhắc, xem xét và tìm hiểu thông tin kĩ lưỡng để tìm ra chiếc chân vừa vặn và phù hợp nhất. 

Sau đây, Ottobock Việt Nam sẽ phân tích các tiêu chí khi lựa chọn chân giả để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Có rất nhiều tiêu chí cần xem xét để chọn chân giả phù hợp với thể trạng lẫn kinh tế

1. Tình trạng thể chất và sức khỏe của bạn

Mỗi người có một cơ địa và thể chất khác nhau, chẳng ai giống ai nên việc chọn chân giả còn tùy thuộc vào thể chất và sức khỏe của mỗi người.Những người bị mất chân do bệnh lý như tiểu đường, ung thư xương hoặc cơ địa yếu thì nên chọn những loại chân giả đơn giản, nhẹ, dễ điều khiển và có các tính năng an toàn cao,… Còn ngược lại, những người cao to, khỏe mạnh thì chọn chân giả với nhiều yêu cầu hơn để thực hiện nhiều chức năng khác. 

Tùy vào thể chất và sức khỏe mà có những giải pháp chân giả khác nhau

2. Mức độ cắt cụt

Có nhiều mức độ cắt cụt như cắt cụt phần bàn, cắt cụt ngang xương chày, cắt cụt tháo khớp gối,..Và tùy theo từng mức độ cắt cụt khác nhau mà giải pháp chân giả khác nhau. Ví dụ, đối với bệnh nhân bị cắt cụt dưới gối, chức năng chuyển động khớp có thể không quan trọng, nhưng nếu là bệnh nhân cắt cụt tháo khớp gối, cắt cụt trên gối, chức năng này cần xem xét kĩ lưỡng và rất cần thiết. 

Ngoài ra, vị trí cắt cụt cũng sẽ quyết định chiều dài và những chức năng đi kèm của chân giả. Do đó, tùy vào những vị trí cắt cụt khác nhau mà chân, tay giả sẽ được thiết kế phù hợp để có thể hỗ trợ bạn tốt nhất. 

Lựa chọn chân giả phụ thuộc vào mức độ cắt cụt khác nhau

3. Yêu cầu của mỗi người

Mỗi người đều có những nhu cầu và ưu tiên khác nhau khi chọn chân giả. Người thì mong muốn dùng chân giả để hỗ trợ đi lại, sinh hoạt và làm việc hay các sở thích thể thao. Người thì chỉ mong muốn có một chân giả để tái tạo lại hình dáng của một người bình thường với chi tự nhiên.

Vì vậy, khi lựa chọn chân giả, thường thì bệnh nhân sẽ có 2 yêu cầu cần được đáp ứng: thẩm mỹ hoặc chức năng. Yếu tố thẩm mỹ được nói đến ở đây là để tạo dáng đẹp. Còn về chức năng, thiết kế chân giả được quyết định dựa trên nhu cầu vận động của từng người như dùng chân giả để mang giày cao gót, đi lại, đi xe đạp,lên dốc xuống dốc hoặc yêu cầu cao hơn là có thể chơi thể thao.

 

Giải pháp chân giả để mang giày cao gót

4. Môi trường riêng tư và công việc

Tùy theo yêu cầu công việc và môi trường làm việc khác nhau của mỗi người mà giải pháp chân giả cũng khác nhau.Ví dụ bạn làm việc trong môi trường công sở, thì việc vận động, di chuyển ít nhưng đổi lại cần có yêu cầu cao về sự thoải mái cho chân và đặc biệt chân giả phải hỗ trợ bạn đứng lên và ngồi xuống một cách dễ dàng. Còn nếu công việc của bạn đòi hỏi đi lại nhiều, địa hình không bằng phẳng, thì chân giả phải có các chức năng để thích ứng. 

Giải pháp chân giả chạy của vận động viên khuyết tật Nguyễn Thị Thùy

Với những thông tin và kiến thức hữu ích trên, Ottobock Việt Nam hi vọng có thể giúp bạn phần nào trong hành trình hồi sinh đôi chân với thiết bị chân giả phù hợp cũng như làm chủ cuộc sống của mình. Ngoài ra, nếu có bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ Ottobock Việt Nam để được tư vấn ngay.

>> Xem thêm:

Thay mặt kính iPhone Xs Max uy tín tại quận 10 TPHCM

Cách tính mua xe trả góp mà nhiều người chưa biết

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *